Trong nhiều năm trước, người ta cho rằng con cái chỉ mang các yếu tố di truyền từ bố mẹ thông qua bộ nhiễm sắc thể hay DNA của tinh trùng và trứng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng con cái có thể bị những ảnh hưởng xấu thông qua các RNA thông tin (tRNAs) bị khiếm khuyết của bố hoặc mẹ.
Nghiên cứu của Sharma và cộng sự (2015) trên chuột cho thấy nếu bố mẹ có chế độ ăn giàu chất béo thì thế hệ F1 sinh ra vẫn có cân nặng bình thường nhưng có tình trạng kháng insulin hay bất dung nạp glucose, là tiền đề của đái tháo đường. Để chắc chắn ảnh hưởng này là do mảnh tRNA bất thường, người ta đã tiêm thẳng các RNA này sau khi được tinh lọc vào trứng, và kết quả là thế hệ F1 bị mắc tình trạng bất dung nạp glucose.
Trong thử nghiệm tương tự trên nam giới có chế độ ăn ít protein của Chen và cs (2015), cho kết quả: không tìm thấy sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ ngoại trừ những thay đổi đối với một nhóm gen chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tế bào gốc.
Cho đến nay, kết quả của rất nhiều nghiên cứu đã làm rõ tình trạng dinh dưỡng của cha mẹ trong giai đoạn tiền sinh sản có thể có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản của chính mình, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của con cái cũng như trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần ở các loại động vật có vú, bao gồm cả con người.
Để có những đứa con khỏe mạnh thì bố mẹ phải cung cấp tinh trùng và trứng với chất lượng tốt. Tinh trùng và trứng là những tế bào rất dễ bị tổn thương bởi stress oxy hóa được tạo ra từ bệnh tật, mất cân bằng chuyển hóa, stress tâm sinh lý, môi trường sống,…
Nghiên cứu của Chan và cs (2015) có nói tình trạng methyl hóa DNA có thể được truyền qua các thế hệ. Kết quả của tình trạng này ở người phụ nữ mang thai (thế hệ F0) không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời con (thế hệ F1) mà còn ảnh hưởng đến các tế bào mầm của thế hệ F1, mà sau này sẽ hình thành thế hệ F2.
Bất cứ những bất thường xảy ra trong trứng hay tinh trùng của bố mẹ đều có thể truyền lại cho con cháu cho dù không liên quan đến bộ nhiễm sắc thể.
Đối với các bé gái được xác định là thai nhỏ hơn tuổi thai khi sinh ra, khi đến tuổi vị thành niên hay trưởng thành sẽ có tình trạng giảm kích thước buồng trứng và tăng nồng độ gonadotropin trong máu, (Ibanez và cs. 1998, 2000, 2002); mặc khác một số nhỏ các bé gái này có nguy cơ cao mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Ibanez et al. 1998a,b, 2001, 2008b); một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn cho các em gái sau này.
Dinh dưỡng ảnh hưởng lên khả năng sinh sản bởi vì đơn giản con người cần phải có đủ năng lượng để tồn tại, cần dự trữ đủ nguồn năng lượng để sinh sản thành công
Năng lượng cho cơ thể hoạt động cũng như cho mọi tế bào hoạt động các chức năng đều do ty thể cung cấp. Các hoạt động của ty thể cũng tạo ra các gốc ROS ở mức độ cho phép & nó được loại trừ bởi các chất chống oxy hóa bên trong tế bào. Nghĩa là khi cơ thể khỏe mạnh mức ROS và các chất chống oxy hóa trong cơ thể ở mức cân bằng. Tuy nhiên, các tình trạng bệnh lý và mất cân bằng trong cơ thể như viêm nhiễm, rối loạn miễn dịch, tuổi ngày càng cao, uống rượu, hút thuốc lá, stress và béo phì dẫn đến stress oxy hóa và làm tăng các gốc ROS. Và chính nó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây vô sinh vô căn ở các cặp vợ chồng. Stress oxy hóa gây hư hại ty thể, gây phân mảnh DNA và RNA thông tin. Ty thể hư hao sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động trong quá trình trưởng thành của tinh trùng và trứng, mà quá trình này đặc biệt cần nguồn năng lượng rất cao để hoàn chỉnh. Điều gì sẽ xảy ra khi quá trình phân bào gián phân không hoàn chỉnh vì thiếu năng lượng để hoạt động. Kết quả tất yếu là có những khiếm khuyết trong tinh tử và nang noãn. Những bất thường này sẽ theo quá trình thụ tinh để truyền cho đời sau. Nếu chẳng may các bất thường này tác động mạnh đến cơ quan sinh sản của thai nhi thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của thế hệ tiếp theo.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng chuyên biệt như Carnitine, các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C, Coenzyme Q10 và một số vi khoáng chất như selen, kẽm giúp hỗ trợ sức khỏe sinh sản, hỗ trợ sự phát triển bình thường của trứng và tinh trùng.
Các cặp vợ chồng muốn có con & có con khỏe mạnh nên nhận thức điều này và nên có thái độ tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe của cơ thể để tạo nền tảng sức khỏe cho con cái và cả khả năng sinh sản cho thế hệ tương lai.
Proxeed Plus giúp cải thiện chất lượng tinh trùng để tăng cường sức khỏe sinh sản của nam giới. Với công thức độc quyền được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Alfasigma Healthscience B.V – Ý nhằm hỗ trợ chất lượng tinh trùng và các quá trình sinh lý liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới. Proxeed Plus được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP và được kiểm nghiệm theo quy chế (EC) của Châu Âu (EU). |
Tài liệu tham khảo:
https://medicalxpress.com/news/2016-01-father-diet-impact-offspring.html
U. Sharma et al. Biogenesis and function of tRNA fragments during sperm maturation and fertilization in mammals, Science 2015
Q. Chen et al. Sperm tsRNAs contribute to intergenerational inheritance of an acquired metabolic disorder, Science 2015
Chan et al. Early-life nutritional effects on the female reproductive system. Journal of Endocrinology (2015) 224, R45–R62