Globifer Forte bổ sắt cho người thiếu máu
- Tình trạng: Chỉ còn 1000 sản phẩm
- Thương hiệu: GLOBIFER
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Globifer Forte bổ sung sắt và haemoglobin cho cơ thể giúp tăng tạo hồng cầu cho thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, người trưởng thành, người có nguy cơ thiếu máu, người cần phục hồi sau khi ốm, người bị mất máu, sau phẫu thuật.
Globifer Forte độc đáo:
- Sắt heme có nguồn gốc tự nhiên, an toàn
- Khả năng hấp thu cao gấp nhiều lần sắt tổng hợp (non-heme)
- Giúp bổ sung nhanh và ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai & nuôi con bú
- Ít gây tác dụng phụ: không gây táo bón, không gây nóng rát dạ dày, không gây buồn nôn
- Rất tiện dùng: Không bị ngăn cản hấp thu bởi trà hay cà phê; có thể uống trong khi ăn hoặc uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày
- Sự hấp thu sắt Heme không bị ảnh hưởng bởi Hepcidin do sắt Heme được hấp thu thông qua HCP1 và cơ chế ẩm bào
1. Thành phần:
Globifer Forte 1 viên chứa Bột bovine haemoglobin (haemoglobin 510,4mg/viên), sắt (II) Sulphate (sắt 18 mg/viên).
2. Công dụng: Globifer Forte bổ sung sắt và haemoglobin cho cơ thể giúp tăng tạo hồng cầu.
3. Đối tượng sử dụng:
- Thanh thiếu niên
- Phụ nữ mang thai
- Người trưởng thành
- Người có nguy cơ thiếu máu, chạy thận, v.v
- Người cần phục hồi sau khi ốm
- Người bị mất máu, sau phẫu thuật
4. Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày uống 1 – 2 viên với nước.
Lưu ý: Không sử dụng vượt quá liều lượng khuyến cáo hằng ngày.
5. Bảo quản: Nơi khô ráo (15 - 25 độ C). Tránh xa tầm tay trẻ em.
6. Khuyến cáo và cảnh báo an toàn: Không dùng cho người dị ứng với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
7. Khối lượng tịnh: Hộp x 2 vỉ (20 viên/vỉ, 0,90 g/viên)
8. Xuất xứ: Nước Đức
9. Sản phẩm của: GLOBIFER INTL bvba
10. Nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM LIÊN HỢP
11. Số giấy tiếp nhận công bố: 11697/2020/ĐKSP
13. Hotline/Zalo đặt hàng: 0961 535 307 - 0961 376 307
THỰC PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH
Định nghĩa sắt HEME: Heme (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là máu): là một phức hợp gồm Fe2+ gắn với vòng porphyrin. Heme được biết đến nhiều nhất là trong thành phần của hemoglobin của tế bào hồng cầu, đồng thời cũng nằm trong một số các hemoprotein quan trọng khác của cơ thể như myoglobin, cytochrome, catalase, heme peroxidase, và endothelial nitric oxide synthase.
Sắt Heme là dạng sắt tự nhiên và dễ hấp thu nhất. Sắt heme được hấp thu qua 2 cơ chế: cơ chế ẩm bào & thông qua receptor PCFT/HCP1 nằm dọc ống tiêu hóa. Sắt non-heme chỉ được hấp thu thông qua receptor DMT1 nằm chủ yếu tại thành tá tràng. Khả năng hấp thu của sắt Heme cao gấp 20 lần so với sắt non-heme.
Tính độc đáo của sắt Heme:
- Sắt heme có nguồn gốc tự nhiên, an toàn
- Khả năng hấp thu cao gấp nhiều lần sắt tổng hợp (non-heme)
- Giúp bổ sung nhanh và ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai & nuôi con bú
- Ít gây tác dụng phụ: không gây táo bón, không gây nóng rát dạ dày, không gây buồn nôn
- Rất tiện dùng: Không bị ngăn cản hấp thu bởi trà hay cà phê; có thể uống trong khi ăn hoặc uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày
-
Sự hấp thu sắt Heme không bị ảnh hưởng bởi Hepcidin do sắt Heme được hấp thu thông qua HCP1 và cơ chế ẩm bào.
- Hepcidin làm giảm mức hoạt động của DMT1 và FPN1-> giảm hấp thu sắt tại ruột, giảm tái sử dụng sắt tại đại thực bào và giảm dự trữ sắt tại tế bào gan.
- Do đó sự hấp thu của sắt non- Hem sẽ phụ thuộc vào mức hoạt động của Hepcidin
- Khi cơ thể trong tình trạng viêm mãn thì mức hoạt động của hepcidin sẽ tăng lên do đó ức chế sự hấp thu sắt non-hem tại ruột.
Cơ chế hấp thu:
1/ Hấp thu sắt HEME
Sắt HEME được chuyển qua tế bào thành ruột nhờ những thụ thể đặc hiệu ở thành ruột. Khi vào trong tế bào thành ruột, sắt HEME sẽ được chuyển hóa nhanh chóng với sự tham gia của hemoxygenase, sau đó sắt được chuyển vào nơi dự trữ chung trong tế bào. Do sắt HEME được hấp thu thông qua con đường hấp thu của Hemoglobin một cách độc lập, chuyên biệt và không có phần sắt dư tồn lưu trong ruột nên không gây táo bón. Hơn nữa, sự hấp thu của sắt HEME không bị ảnh hưởng bởi nồng độ acid thấp trong dạ dày. Khả năng hấp thu của sắt HEME đạt đến 23%, cao hơn nhiều so với các loại sắt non-heme.
2/ Hấp thu sắt non-HEME:
Sắt non- HEME khi vào ruột phải trải qua quá trình phá vỡ cấu trúc và được chuyển hóa từ dạng Fe3+ thành Fe2+ trên lớp niêm mạc của tế bào ruột non, sau đó được hấp thu vào trong tế bào nhờ 1 protein vận chuyển. Quá trình giải phóng sắt thành dạng tự do trong ruột trước khi được hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ acid của dạ dày, đồ ăn thức uống có tính ức chế hay tăng cường hấp thu sắt có trong thức ăn. Khả năng hấp thu của sắt non-HEME chỉ đạt đến 2-4%. Lượng sắt tự do dư thừa không được hấp thu trong đường tiêu hóa sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó chịu và gây táo bón.
Hướng dẫn sử dụng: Dùng mỗi ngày một viên sau ăn sáng.
Lưu ý: Không sử dụng vượt quá liều lượng khuyến cáo hằng ngày.
Khuyến cáo và cảnh báo an toàn: Không dùng cho người dị ứng với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
SẮT HEME
- Hemoglobin là protein chứa sắt trong tế bào hồng cầu.
- Hemoglobin mang oxy đi khắp cơ thể, nếu lượng hemoglobin không đủ, cơ bắp và các cơ quan nội tạng sẽ không được cung cấp đủ mức oxy cần thiết.
CẤU TRÚC SẮT HEME
Cấu trúc hoá học Porphyrin Fe được giữ trong phân tử
Mức Hemoglobin bình thường |
|
Nữ giới |
Nam giới |
115 - 165 g/L |
125 - 185 g/L |
- Mức hemoglobin thấp có thể do nhiều nguyên nhân:
- Thiếu sắt (nguyên nhân phổ biến nhất);
- Sự thiếu hụt vitamin B12 và folat;
- Các tình trạng gây mất máu (như hiến máu);
- Các vấn đề về sức khỏe khác.
- Mỗi ngày cơ thể hấp thu 1 - 2 mg sắt từ nguồn thức ăn.
- Cơ thể tái sử dụng sắt hiệu quả từ lượng hồng cầu bị phá vỡ.
- Lượng sắt được hấp thu chủ yếu sử dụng để tạo hồng cầu mới. Lượng sắt còn lại sẽ được dự trữ và sử dụng khi nhu cầu sắt của cơ thể tăng, như sự tăng trưởng, có thai hoặc mất máu. Thuật ngữ “thiếu sắt” để diễn tả lượng sắt dự trữ bị sử dụng cạn kiệt.
Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể giảm lượng hemoglobin cần thiết, dẫn đến thiếu máu, làm giảm khả năng sản xuất và tái tạo hồng cầu.
Sắt HEME là thành phần rất quan trọng của hemoglobin, là một dạng sắt có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thu nhất. Chúng được tìm thấy trong thịt đỏ, hải sản và thịt gia cầm.
Sắt HEME có mức hấp thụ nhanh và là dạng sắt tối ưu cho cơ thể.
Các loại sắt NON-HEME có nguồn gốc thực vật và trong các viên sắt bổ sung dạng muối hiện nay như sắt sulfate, sắt fumarat, sắt gluconat... Các loại sắt muối này khi uống vào cơ thể phải trải qua quá trình phá vỡ cấu trúc trong ruột trước khi hấp thu, kết quả là tạo ra một lượng sắt thừa trong đường tiêu hóa, từ đó gây buồn nôn/khó chịu cho dạ dày và gây táo bón. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dung nạp kém khi dùng các viên sắt dạng uống trước đây với liều cao. Sinh khả dụng của các loại sắt NON-HEME (sắt muối) chỉ đạt đến 2-4%.
Khác với các loại sắt NON-HEME, sắt HEME được hấp thu thông qua con đường hấp thu của Hemoglobin một cách độc lập, chuyên biệt và không có phần dư tồn lưu trong ruột nên không gây táo bón. Hơn nữa, sự hấp thu Globifer forte không bị ảnh hưởng bởi nồng độ acid thấp trong dạ dày. Sinh khả dụng của Globifer forte đạt đến 23%, cao hơn nhiều so với sự hấp thu viên sắt NON-HEME. Phần Hemoglobin không được hấp thu sẽ bị mất hoạt tính và không gây kích ứng đối với cơ thể.
TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA SẮT HEME
- Không gây táo bón
- Không gây buồn nôn
- Không gây cảm giác nóng rát
- Không gây chuột rút
- Hấp thu nhanh
- Có thể dùng kèm bữa ăn
- Không bị ảnh hưởng bởi trà hoặc cà phê
Cách tính liều lượng sắt và thời gian cần bổ sung:
- Khi Hb quá thấp -> độ hấp thu tối đa của sắt Heme là 40%
- Khi Hb ở mức bình thường -> tỷ lệ hấp thu #23-25%
- 1g Hb/dl # 150mg Fe3+/HT (huyết thanh)
Như vậy nếu dùng viên sắt muối sẽ không giải quyết
1. Hỏi:Tại sao phải dùng sắt HEME mà không phải dùng các loại sắt thông thường khác?
Trả lời:
- Sắt heme có nguồn gốc tự nhiên, an toàn
- Khả năng hấp thu cao gấp nhiều lần sắt tổng hợp (non-heme)
- Giúp bổ sung nhanh và ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai & nuôi con bú
- Ít gây tác dụng phụ: không gây táo bón, không gây nóng rát dạ dày, không gây buồn nôn
- Rất tiện dùng: Không bị ngăn cản hấp thu bởi trà hay cà phê; có thể uống trong khi ăn hoặc uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày
-
Sự hấp thu sắt Heme không bị ảnh hưởng bởi Hepcidin do sắt Heme được hấp thu thông qua HCP1 và cơ chế ẩm bào.
- Hepcidin làm giảm mức hoạt động của DMT1 và FPN1-> giảm hấp thu sắt tại ruột, giảm tái sử dụng sắt tại đại thực bào và giảm dự trữ sắt tại tế bào gan.
- Do đó sự hấp thu của sắt non- Hem sẽ phụ thuộc vào mức hoạt động của Hepcidin
- Khi cơ thể trong tình trạng viêm mãn thì mức hoạt động của hepcidin sẽ tăng lên do đó ức chế sự hấp thu sắt non-hem tại ruột.
2. Nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể là bao nhiêu?
Trả lời: Nhu cầu sắt của cơ thểcó sự thay đổi nhiều, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đời người và có sự khác biệt rất lớn giữa nam và nữ. Bảng dưới đây là nhu cầu sắt theo khuyến cáo của FDA (Bảng 1).
Theo đó, chúng ta thấy được rằng có những giai đoạn của cuộc đời nhu cầu sắt tăng vọt như: giai đoạn mang thai ở phụ nữ có thể tăng gần gấp đôi so với bình thường; giai đoạn dậy thì ở cả nam và nữ; giai đoạn từ 7 tháng - 12 tháng tuổi và 4 -8 tuổi nhu cầu cũng tăng rất cao.
Vì sắt giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, khi đã biết nhu cầu sắt của cơ thể thì chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung sắt một cách chủ động để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Bảng 1: Lượng sắt cần bổ sung hàng ngày theo khuyến cáo |
||||
Tuổi |
Nam |
Nữ |
PNCT |
NCB |
SS - 6 tháng |
0.27 mg* |
0.27 mg* |
|
|
7–12 tháng |
11 mg |
11 mg |
|
|
1–3 năm |
7 mg |
7 mg |
|
|
4–8 năm |
10 mg |
10 mg |
|
|
9–13 năm |
8 mg |
8 mg |
|
|
14–18 năm |
11 mg |
15 mg |
27 mg |
10 mg |
19–50 năm |
8 mg |
18 mg |
27 mg |
9 mg |
51+ năm |
8 mg |
8 mg |
|
|
3. Vai trò sắt quan trọng với con người như thế nào?
Trả lời: Sắt là một vi chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu & cần thiết cho nhiều chức năng sống của cơ thể:
Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu và là thành phần của huyết cầu tố, Hb có trong tế bào hồng cầu & làm hồng cầu có màu đỏ. giúp chuyên chở khí O2 đi nuôi các tế bào và giúp loại bỏ khí CO2 ra khỏi cơ thể.
Sắt tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ ôxy của cơ.Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng như là nơi dự trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp
Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều hormone & enzyme trong cơ thể như catalase, seratonin, dopamine,melatonin,... Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích Sắt còn giúp chuyển hóa là beta-carotene thành sinh tố A, tạo ra chất collegene để liên kết các tế bào với nhau.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại Sắt còn có chức năng dự trữ ô-xy cho cơ bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến tiền liệt.Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng ôxy hóa.
4. Nên bổ sung sắt và axit folic lúc nào cho phụ nữ mang thai?
Trả lời: Chúng ta biết kể từ chu kỳ giữa của thai kỳ, nhu cầu sắt của bà mẹ tăng vọt để giúp tạo máu đủ cung cấp cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, với mẹ bầu có nền tảng cơ thể khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì việc bổ sung sắt chỉ cần bắt đầu từ chu kỳ giữa của thai kỳ mà thôi. Ngược lại, với mẹ bầu hay bị nghén, không thể ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau thì việc bổ sung ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và duy trì trong suốt thai kỳ là điều bắt buộc.
Acid folic (còn gọi là vitamin B9) là một vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu. Việc bổ sung acid folic trong giai đoạn mang thai là cần thiết vì nếu thiếu có thể dẫn đến các nguy cơ sau:
- Thiếu acid folic trong khi mang thai, bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai.
- Thiếu acid folic có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, hàm ếch, sứt môi…
- Nghiêm trọng nhất là khi thiếu acid folic sẽ sinh ra khuyết tật của ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ).
- Hấp thụ các vitamin phức hợp với acid folic có thể giảm triệu chứng của rối loạn tâm thần, tiền sản giật…
5. Đối với phụ nữ mang thai, có nên sử dụng sắt HEME trong 3 tháng đầu hay không? Có gây dị ứng không?
Trả lời: Sắt HEME là dạng sắt thế hệ mới có nhiều ưu việt hơn so với các dạng sắt tổng hợp truyền thống, thích hợp cho việc ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Sắt heme là thành phần có trong hemoglobin tế bào hồng cầu ở các động vật sống vì vậy khả năng tương thích với cơ thể rất cao. Hiện nay, chưa phát hiện thấy bất kỳ trường hợp nào dị ứng với sắt Heme nên việc sử dụng chế phẩm chứa thành phần này khá an toàn.
Với bà mẹ trong giai đoạn mang thai, để đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết cho thai nhi và mẹ bầu thì việc bổ sung sắt là cần thiết. Ngay cả giai đoạn đầu của quá trình mang thai khi nhu cầu sắt chưa cao thì cũng cần lưu ý bổ sung thêm; bởi lẽ, cơ thể của chúng ta có cơ chế dự trữ sắt, do đó nếu được tích lũy ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ thì sẽ yên tâm hơn mẹ nhé.
6. Sắt và acid folic ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe phụ nữ và thai nhi?
Trả lời: Thiếu sắt hay thiếu acid folic sẽ dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng cho thai phụ; tăng nguy cơ sanh non cho thai nhi, suy dinh dưỡng bào thai; nguy hiểm hơn thiếu máu thiếu sắt làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé. Acid folic cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên. Việc bổ sung acid folic trước và trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ góp phần giảm đáng kể tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở trẻ em. Hiện nay tổ chức y tế thế giới- WHO khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Việc bổ sung sắt và acid folic nên được tiến hành trước khi mang thai.
7. Tại sao cần bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai?
Trả lời: Việc bổ sung sắt và acid folic không chỉ cần thiết trong thời gian mang thai mà còn rất quan trọng trong giai đoạn tiền thụ thai.
Khi mang thai, thể tích máu của mẹ tăng lên 50% so với bình thường, do đó nhu cầu sắt cũng tăng lên, nhưng dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ thường thấp do bị mất máu hàng tháng qua kinh nguyệt, và đặc biệt thấp đối với những phụ nữ đã mang thai nhiều lần do bị mất máu khi sanh con. Do đó khi chuẩn bị có con, bạn nên uống uống bổ sung sắt mỗi ngày để cung cấp đủ lượng sắt dự trữ cần thiết cho cơ thể
Bên cạnh sắt bạn cũng cần bổ sung acid folic trước khi mang thai, bởi vì acid folic có vai trò trong việc ngăn ngừa dị tất ống thần kinh ở bào thai,mà ống thần kinh lại đựợc hình thành rất sớm chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn chúng ta thường không nhận biết được mình đã có thai, nên chế độ dinh dưỡng cũng chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà việc bổ sung acid folic trong giai đoạn tiền thụ thai làvô cùng quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung axit folic trước khi sinh, bắt đầu từ ít nhất một tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh cho bé.
8. Bổ sung sắt và acid folic bằng cách nào?
Trả lời: Bạn có thể bổ sung sắt và acid folic từ chế độ ăn giàu thịt, rau lá xanh, các loại hạt. Bạn cũng cần lưu ý, acid folic rất dễ bị phân hủy khi chế biến và đun nấu. Đối với những người có nhu cầu sắt cao, khẩu phần ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể, nên cần thường xuyên bổ sung viên sắt, đặc biệt là phụ nữ có thai và phụ nữ dự định có thai nên bắt đầu uống bổ sung viên sắt- acid folic mỗi ngày từ 3- 6 tháng trước khi có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.