Nhiễm sắc thể (NST) là cấu trúc di truyền ở mức độ tế bào, và gen là cấu trúc di truyền ở mức độ phân tử của tế bào. Những thay đổi bất thường về nhiễm sắc thể hay gen cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
Nhiễm sắc thể là gì?
Nhiễm sắc thể được tìm thấy trong mỗi tế bào trong cơ thể người. Nó mang tất cả các tín hiệu di truyền (gọi là gen) quy định tất cả đặc điểm của một con người cụ thể bao gồm từ màu tóc, màu mắt, chiều cao, giới tính…Mỗi tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 1 cặp NST quy định giới tính. Quy định giới tính nữ là cặp NST giới tính XX, giới tính nam là cặp NST giới tính XY. Nhiễm sắc thể được tạo thành từ những đơn vị hóa học cơ bản gọi là acid deoxyribonucleic (ADN). Số lượng và cấu trúc của nst có thể kiểm tra nhờ vào xét nghiệm gọi là nhiễm sắc thể đồ.
Gen là gì?
Gen được tạo thành từ ADN và nằm ở những vị trí cụ thể trên nhiễm sắc thể. Gen sẽ quy định các đặc điểm về thể chất, và ảnh hưởng đến tính cách, hành vi như sự thông minh. Đôi khi các gen chứa các ADN bị biến thể làm cho gen không hoạt động bình thường. Gen chứa các DNA bị biến thể goi là gen đột biến là gây ra những khiếm khuyết về thể chất, sức khỏe hay trí tuệ.
Các vấn đề về di truyền ảnh hưởng đến sự di chuyển hay sự sinh sản của tinh trùng
Một số thay đổi của nhiễm sắc thể hay đột biến gen gây bất thường trong sản xuất tinh trùng hoặc tắc nghẽn dòng di chuyển của tinh trùng dẫn đến vô sinh nam.
Khoảng 40-50% trường hợp vô sinh có nguyên nhân chính là sự khiếm khuyết tinh trùng, hoặc kết hợp với nguyên nhân khác. Khiếm khuyết tinh trùng là tình trạng tinh trùng có hình dạng bất thường, tinh trùng chuyển động kém hoặc lượng tinh trùng thấp.
Những bất thường về nhiễm sắc thể của trứng trưởng thành hay tinh trùng đều có thể dẫn đến sẩy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Như vậy sự toàn vẹn của nhiễm sắc thể là điều rất quan trọng cho một cuộc thụ thai bình thường hay thụ thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các chuyên gia cho rằng việc đánh giá sự toàn vẹn của DNA - nhiễm sắc thể trong tinh trùng còn quan trọng hơn việc tiến hành tinh dich đồ. Các bất thường của nhiễm sắc thể trong tinh trùng có thể đưa đến hậu quả là giảm khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh, sẩy thai tái phát, tăng dị tật bẩm sinh và thậm chí có thể gây ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh.
Các nguyên nhân gây tổn thương nhiễm sắc thể.
Tăng lượng bạch cầu trong tinh dịch (Leukocytospermia) do viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục sẽ đưa đến hậu quả tăng tạo quá mức các gốc oxy phản ứng (ROS) và dẫn đến tổn thương tinh trùng.
Hút thuốc lá cũng gây tăng lượng bạch cầu trong tinh dịch và tăng tạo quá nhiều ROS. Sự tăng quá mức lượng ROS trong tinh dịch sẽ làm giảm khả năng chống oxy hóa của tinh dịch và gây rối loạn chức năng của tinh dịch
Một số thuốc cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của tinh dịch và tăng tổn thương ADN của tinh dịch.
Tiếp xúc với các tác nhân hóa học, nhiệt, và chất độc nông nghiệp hay môi trường nghề nghiệp có thể góp phần gây tổn thương ADN tinh trùng.
Một số cơ chế gây tổn thương ADN của tinh trùng ở mức độ phân tử:
Đột biến nhiễm sắc thể: khi có sự thay thế acid amin histone bằng protamine xảy ra trong quá trình đóng gói của ADN sẽ đưa đến tình trạng khiếm khuyết của tinh trùng như hình dạng bất thường, giảm khả năng chuyển động và cuối cùng là giảm khả năng thụ thai.
Stress oxy hóa: là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương tinh trùng. Stress oxy hóa làm mất sự cân bằng giữa sự hình thành các gốc oxy phản ứng (ROS) với khả năng trung hòa hay đào thải của các chất chống oxy hóa có trong tinh dịch.
ROS có thể làm hư hại ADN thông qua việc sửa đổi hoặc làm mất các đơn vị cấu trúc cơ bản (acid nucleotic), thay đổi các liên kết trong ADN, tái sắp xếp lại nhiễm sắc thể, phá vỡ cấu trúc chuỗi đơn, chuỗi đôi ADN và đột biến gen
Sửa chữa và ngăn ngừa tổn thương nhiễm sắc thể tinh trùng
Các bất thường nhiễm sắc thể tinh trùng có thể được sửa chữa trong khoảng thời gian từ khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng cho đến khi bắt đầu có phân chia tế bào của hợp tử đã thụ tinh. Tuy nhiên, sự sửa chữa này không phải lúc nào cũng trọn vẹn. Nếu mức độ tổn thương quá nhiều thì sự sửa chữa xảy ra trong tế bào trứng đã thụ tinh là không hoàn toàn.
Đối với trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, khi sự sửa chữa các khiếm khuyết của nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh dẫn đến sự phân mảnh phôi và tỷ lệ mất thai cao.
Như đã nói ở trên, nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương nhiễm sắc thể tinh trùng là sự tăng tạo ROS trong môi trường tinh dịch. Qua khảo sát, người ta nhận thấy sự tồn tại của các tinh trùng chưa trưởng thành có hình dạng bất thường lại gây tăng tạo nhiều ROS trong tinh dịch của người đàn ông vô sinh so với tinh trùng đã trưởng thành trong tinh dịch người đàn ông có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Do đó liệu pháp chống oxy hóa được xem là phương pháp tiếp cận chính để bảo vệ tính toàn vẹn nhiễm sắc thể của tinh trùng.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung các chất chống oxy hóa như L-carnitin, vitamin C, Coenzym Q10, Selen,…cùng kết hợp với acid folic, kẽm sulphat cho mỗi cá nhân giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tinh trùng và ngăn ngừa tổn thương DNA và cải thiện được các chỉ số của tinh trùng (bao gồm về hình dạng, khả năng chuyển động, số lượng tinh trùng). Việc bổ sung các chất chống oxy hóa qua chế độ ăn hay dược phẩm bổ sung với hàm lượng cao sẽ làm giảm thấp lượng tinh trùng dị bội ở người đàn ông hơn so với bổ sung ở hàm lượng thấp.
Proxeed Plus giúp cải thiện chất lượng tinh trùng để tăng cường sức khỏe sinh sản của nam giới. Với công thức độc quyền được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Alfasigma Healthscience B.V – Ý nhằm hỗ trợ chất lượng tinh trùng và các quá trình sinh lý liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới. Proxeed Plus được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP và được kiểm nghiệm theo quy chế (EC) của Châu Âu (EU). |
Tài liệu tham khảo:
Factsheet- Genetic causes of male infertility. Professor Rob McLachlan. MBBS FRACP PhD. Andrology Australia
https://www.malefertility.md/male-infertility/sperm-disorders
Hekmatdoost A, et al. Sperm Chromatin Integrity. Avicenna Journal of Medical Biotechnology, Vol. 1, No. 3, October-December 2009.
Francesco Lombardo et al. The role of antioxidant therapy in the treatment of male infertility: an overview. Asian Journal of Andrology (2011) 13, 690–697.