Hemopropin làm giảm triệu chứng khó chịu do trĩ
- Tình trạng: Chỉ còn 1000 sản phẩm
- Thương hiệu: APIPHARMA
Hiện nay, khoảng 4,4 % dân số chung trên thế giới bị mắc bệnh trĩ ở các độ I, II, III, IV, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú thường gặp phải bênh lý này do thay đổi sinh lý và các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó, có 25 % – 35 % phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ, đặc biệt 85 % trong số này xuất hiện vào các tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh, chủ yếu là trĩ ở mức độ I và II. Bệnh lí này gây khó khăn trong việc đại tiện và ảnh hưởng đến chất lượng sống.
1. Hemopropin là gì?
Hemopropin là kem bôi dạng mỡ chứa keo ong Cera và thảo dược thiên nhiên Lanolin, cồn, Anthemis nobilis được chứng minh hiệu quả trong giảm viêm, giảm đau và giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra như chảy máu, đau, rát, ngứa và căng tức hậu môn ở bệnh nhân trĩ ở độ I và II. Sản phẩm không có bất kỳ tác dụng phụ hoặc dị ứng nào, phù hợp với phụ nữ mang thai và cho con bú.
2. Thành phần của Hemopropin
Thành phần: Keo ong Cera, Lanolin Cera, Cồn, Nước, Anthemis và Mỡ.
Hemopropin là công thức độc đáo phối hợp giữa keo ong (Propolis tincture), cao cồn hoa cúc (Chamomile tincture), Petrolatum & Lanolin được chứng minh trên lâm sàng tại Châu Âu năm 2018, giúp tạo màng bảo vệ trực tràng, chống viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng nóng rát, đau, giảm phù nề và tổn thương niêm mạc trực tràng.
Keo ong (Propolis): có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Các bioflavonoids trong keo ong cũng góp phần đảm bảo sự ổn định của sản phẩm. Chỉ một lượng nhỏ của propolis tạo sự ổn định của các vi sinh cần thiết cho các sản phẩm dùng tại vùng trực tràng.
Petrolatum & Lanolin: cho hiệu quả bằng cách tạo lớp bao phim mỏng trên niêm mạc, có tác dụng ngăn các ảnh hưởng có hại của môi trường giúp những vùng bị kích thích và tổn thương mau hồi phục và giảm các triệu chứng ngứa, rát, nóng, đau. Lớp bao phim giúp đi đại tiện dễ dàng và làm giảm tình trạng căng tức của búi trĩ (giảm áp lực lên búi trĩ).
- Cao cồn hoa cúc (Chamomile): cao cồn hoa cúc cho vào hỗn hợp petrolatum và lanolin giúp kem mềm hơn, thuận tiện hơn khi dùng trên da và đặc biệt là niêm mạc.
3. Công dụng của Hemopropin
Hemopropin giúp tạo lớp màng bảo vệ:
Giảm các triệu chứng khó chịu gây ra do bệnh trĩ (nóng rát, đau, ngứa, căng tức hậu môn và đi ngoài ra máu).
Giảm kích ứng niêm mạc trực tràng.
Giúp phục hồi nhanh niêm mạc trực tràng bị tổn thương.
Giúp đi đại tiện dễ dàng không đau rát.
Hemopropin không chứa Corticoid và Paraben an toàn và hiệu quả ở phụ nữ mang thai và cho con bú, đã được chứng minh trên lâm sàng.
4. Liều dùng, cách dùng
Chỉ dùng ngoài da. Trong trường hợp cấp tính, thoa kem lên vùng hậu môn trực tràng đã vệ sinh sạch sẽ vào buổi sáng và buổi tối. Sau đó, khi các triệu chứng đã thuyên giảm, chỉ thoa vào buổi tối trong vòng 3 tháng để phòng ngừa tái phát. Có thể dùng dụng cụ bôi trơn kèm theo gắn vào ống tuýp kem thay cho nắp. Trước khi sử dụng nên tháo nắp bảo vệ ra khỏi dụng cụ bôi.
Trong thời kỳ cấp tính, bôi thuốc mỡ Hemopropin 2 – 3 lần trong ngày. Sau đó, khi bệnh đã tốt lên chỉ bôi 1 lần/ ngày.
Đối với người lớn:
- Khi thực hiện, làm sạch vùng bị tổn thương bằng xà phòng nhẹ và nước ấm, rửa kỹ; làm khô nhẹ nhàng bằng cách vỗ nhẹ hoặc thấm bằng khăn giấy vệ sinh hoặc khăn mềm trước khi sử dụng sản phẩm này.
- Bôi bên ngoài vào vùng bị ảnh hưởng lên đến 6 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi lần đi đại tiện.
- Để bôi bên trong: gắn dụng cụ bôi vào ống; bôi trơn tốt dụng cụ bôi, sau đó nhẹ nhàng đưa dụng cụ bôi vào trực tràng và bơm.
Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Nên hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý: Nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm thì không được dùng sản phẩm này. Để xa tầm tay trẻ em.
5. Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
6. Khối lượng tịnh: 20g/tuýp.
7. Số lô và hạn sử dụng: Xem trên nhãn chính sản phẩm.
8. Nhà sản xuất: APIPHARMA d.o.o
9. Nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Liên Hợp
10. Hotline/ Zalo tư vấn: 0902 809 707
11. Hotline/Zalo đặt hàng: 0961 535 307 - 0961 376 307
12. Xem thêm thông tin: www.hemopropin.vnSẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH
Hemopropin chứa:
- Keo ong (Propolis), dạng tự nhiên của acid benzoic, có tác dụng sát khuẩn, sát nấm và còn tác dụng như chất bảo quản giúp thuốc mỡ không bị hỏng.ở vùng trực tràng.
- Cao cồn hoa cúc (Chamomile tincture) tạo độ láng, mịn làm cho thuốc dễ hấp thu.
- Ngoài ra khi kết hợp với Petrolatum & Lanolin, tạo màng bao film bảo vệ tại trực tràng và mô trĩ bị phù nề.
Công dụng Hemopropin:
- Propolis (keo ong), dạng tự nhiên của acid benzoic, có tính sát khuẩn và sát nấm rất mạnh tại vùng búi trĩ trường hợp bị sa ra ngoài có kèm theo dịch nhày gây tình trạng ẩm ướt khó chịu.
- Propolis còn làm giảm viêm vùng niêm mạc trực tràng, do đó làm giảm đau, giảm ngứa rất hiệu quả.
- Propolis (keo ong) giúp mau hồi phục vùng tổn thương,
- Hemopropin còn có tính bảo vệ bằng cách tạo lớp bao film mỏng trên da và niêm mạc giúp ngăn tổn thương do phân cứng đi qua vùng trực tràng hậu môn, giảm sức căng của búi trĩ và nhờ đó giảm chảy máu khi đại tiện.
- Cồn hoa cúc (chemomille tincture) làm dịu các triệu chứng nóng rát.
- Giai đoạn cấp: thoa ngày 2 lần, sáng- tối lên vùng hậu môn trực tràng đã được vệ sinh sạch trong vòng 3 tháng
- Giai đoạn duy trì: chỉ thoa một lần vào buổi tối, tiếp thêm 3 tháng để trành tái phát, kèm theo các biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thích hợp.
- Có thể sử dụng dụng cụ bôi trơn kèm theo sản phẩm này. Gắn dụng cụ bôi vào ống sản phẩm thay cho nắp. Trước khi sử dụng nên tháo đầu bảo vệ ra khỏi dụng cụ bôi
HEMOPROPIN là sản phẩm điều trị hỗ trợ trĩ, xuất xứ từ châu Âu, của hảng APIPHARMA, ứng dụng các ưu điểm sát khuẩn, sát nấm, có tính kháng viêm tự nhiên của chất PROPOLIS (KEO ONG) bổ sung với các chất Lanolin và Chamomille có tác dụng bảo vệ niêm mạc trực tràng làm cho phân dễ dàng đi qua không gây tổn thương lên búi trĩ, là sản phẩm duy nhất có 2 nghiên cứu lâm sàng chứng minh tính hiệu quả.
NGHIÊN CỨU THỨ 1:
Nghiên cứu thực hiện 2018 tại Croatia Châu Âu với thuốc HEMOPROPIN so sánh với một thuốc tham khảo đang có mặt trong thị trường là HemeroProtect, bởi GS BS Albina Dumic cùng cộng sự trên 128 bệnh nhân.
Đối tượng là bệnh nhân bị trĩ loại I và II, tuổi từ 30 đến 60, bị trĩ từ 1- 5 năm. Các bệnh nhân chia làm 2 nhóm sử dụng 2 loại thuốc Hemopropin và Hemero Protect. Cách dùng là bôi 2 lần/ngày (sáng và chiều). Đánh giá sau thời gian sử dụng là 2 tuần. Tiêu chí đánh giá là sự hiện diện và mức độ
- Đi cầu ra máu
- Đau
- Ngứa và kích ứng
- Sa trĩ
Kết quả ghi nhận sau 2 tuần: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về toàn cảnh lâm sang về trĩ (đi ngoài ra máu, đau khi nghĩ ngơi và khi đại tiện, ngứa và kích ứng, sa trĩ)
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG THỨ 2:
Nghiên cứu thực hiện bởi GS BS Lalic tại Croatia trên 46 bệnh nhân bị trĩ độ I và II. 87% bệnh nhân bớt khỏi triệu chứng sau 2 tuần và không còn triệu chứng bệnh sau 3 tháng sử dụng.
Tác dụng của HEMOPROPIN, sản phẩm điều trị hỗ trợ cho trĩ chứa keo ong, chamomille, petrolatum và lanolin, được biểu hiện chủ yếu qua sự:
- Hình thành một lớp màng che phủ bảo vệ niêm mạc bị hư tổn của trực tràng
- Ngăn chặn sự tiếp xúc giữa phân và niêm mạc, bôi trơn cho phân dễ đi qua hơn, cho phép phục hồi và chữa bệnh nhanh hơn, đối với các triệu chứng của bệnh trĩ độ I và II.
1. Hỏi: Làm sao biết được là trĩ ngoại hoặc trĩ nội?
Trả lời: TRĨ NGOẠI: nằm dưới da, ngoài rìa hậu môn, thường gây đau, ngứa ngáy hậu môn. Biến chứng là tắc mạch, mạch máu dưới da vỡ khi rặn mạnh, tạo những cục máu đông dưới da lổn nhổn, khi đó rất đau và cần BS làm phẫu thuật nhỏ như rạch da, lấy cục máu động ra
TRĨ NỘI: nằm dưới niêm mạc phía trong ống hậu môn, gây tức hậu môn. Trĩ nội thường gây chảy máu mỗi khi rặn đi cầu, phân cứng cọ sát vào thành tĩnh mạch làm rách và chảy máu. Chảy máu này thường không kèm theo đau; máu đỏ tươi, không lẫn trong phân, không có chất nhày. Lúc đầu chảy rất kín đáo, bệnh nhân đôi khi không để ý đến, về sau bắn thành tia và có khi thành bải máu sau khi đi cầu. Đến giai đoạn tiến triển hơn, trĩ nội sa ra ngoài hậu môn, lúc đầu có thể tự thụt vào trong, sau đó phải lấy tay đẩy vào, dần dần to nhiều và, sưng nề không đẩy vào được. Lúc này có thể bị nghẹt, tắc mạch, nhiễm khuẩn, có thể đưa đến và hoại tử. Giai đoạn này rất đau đớn, bệnh nhân phải vào viện để phẫu thuật.
2. Hỏi: Bị trĩ nên ăn gì và Kiêng gì?
Trả lời: Nói chung nên ăn và uống những loại thực phẩm ít gây táo bón nhất.
NÊN ĂN:
- Những chất chứa nhiều chất xơ như rau củ quả, tinh bột nguyên cám (bánh mì đen, gạo lức, hạt chia..)
- Nên uống nhiều nước, chủ yếu là nước lọc: 8 ly/ngày
NÊN TRÁNH:
- Tránh bánh mì trắng, gạo trắng, tất cả bánh làm từ bột mì trắng
- Thực phẩm đóng hộp.
- Tránh dùng quá nhiều rượu cồn: sẽ làm mất nước và đưa đến táo bón.
- Tránh sữa và các sản phẩm đến từ sữa như phô mát thường gây đầy hơi thường gây đau trĩ và co thắt dạ dày nếu bạn đã bị táo bón.
- Tránh thức ăn chiên xào, mặn như khoai tây chiên, gà chiên, là những thưc ăn khó tiêu làm cơ thể giữ nước và làm tăng áp lực lên hệ mạch máu.
- Tránh thức ăn có nhiều gia vị.
Tóm lại chế độ ăn uống của người bị trĩ là gì ?
NÊN UỐNG nhiều nước, 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Đây là một liệu pháp dễ, rẻ tiền và hiệu quả. Ngoài ra còn có thể uống nước hoa quả, canh, súp..các thức ăn lỏng.. Mục đích là làm phân mềm dễ di chuyển trong ống hậu môn. Tập nên để 2 chai nước cở 1 lít trên bàn làm việc để nhớ uống vì đôi khi đon giản là ta hay quên uống cho đủ.
NÊN ĂN nhiều chất xơ giúp phân dễ di chuyển: rau sống hoặc luộc chin như rau lang, rau muống mồng tơi, dền, rau chân vịt ngoài việc cung cấp chất xơ còn cung cấp nhiều chất magne có tính nhuận tràng: rau củ như carot, khoai…, trái cây như chuối, trái bơ. Các thức ăn chứa nhiều chất sắt như rau muống, gan heo, gan gà, trứng.
NÊN TRÁNH các chất kích thích như gia vị cay nóng: ớt, tiêu, café, trà, rượu, thuốc lá.
Uống café nhiều giống như rượu, gây tình trạng mất nước, do đó phân trở nên cứng và đưa đến táo bón và trĩ.
3. Làm sao chăm sóc búi trĩ đúng cách?
Trả lời: Bạn có thể vệ sinh búi trĩ với nước muối. Bôi kem điều trị trĩ, có nhiều sản phẩm trên thị trường giúp sát trùng, giảm viêm búi trĩ. Hiện tại có sản phẩm Hemopropin chế phẩm làm từ keo ong, tinh chất Propolis rất hiệu quả đặc biệt, vì ngoài tác dụng sát khuẩn, giảm viêm còn có tính bảo vệ niêm mạc trực tràng bằng cách tạo màng bao film giúp búi trị không cọ sát với phân, làm giảm chảy máu, phân đi ngang qua trơn tru dễ dàng, bệnh nhân không phải rặn và do đó búi trĩ dần dần co lên.
Đẩy búi trĩ vào bằng cách dùng găng tay đã bôi trơn bằng dầu (Vaseline hoặc dầu dừa ..): khum sát xuống và đẩy nhẹ mô gì bạn cảm thấy lồi ra từ hậu môn.
Nếu búi trĩ không lồi ra ngoài, ta có thể lấy ngón tayđã rửa sạch,nặn ra kem trên đó rồi bôi vào hậu môn, có thể dung dụng cụ trợ giúp để bơm kem vào sâu trong ống hậu môn.
Có thể chườm đá để giảm tình trạng sưng.
4. Thường thì trĩ lui khỏi thế nào?
Trả lời: Búi trĩ nhỏ thường thì tự nó biến mất sau vài ngày (5-7 ngày) khi kết hợp dùng thuốc bôi trĩ và thuốc nhuận tràng nếu cần cùng với chế độ ăn.
Các búi trĩ ngoại và có kích thước to mất nhiều thời gian hơn để lành và gây khá nhiều đau đớn và khó chịu. Nếu trĩ không khỏi sau vài ngày, tốt nhất nên đi khám bác sĩ.
5. Là nhân viên văn phòng, tôi hay ngồi nhiều, làm sao giảm thiểu xuất hiện bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ đã có?
Trả lời: Ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch. Mỗi giờ bạn nên đứng dậy, đi tới lui.
Bạn nên tránh ngồi ghế cứng vì sẽ tạo thêm áp lực vào hậu môn. Có thể để gối mềm nhỏ dưới ghế nêu ghế bạn không được êm lắm.
6. Lời khuyên về vấn đề giữ vệ sinh và đi cầu?
Khí hậu nóng và ẩm rất không thuận lợi cho trĩ. Bạn nên tắm ít nhất 1 lần/ngày, giữ vùng sinh dục – hậu môn sạch và khô. Cố gắng nên đi vệ sinh ngay mỗi lần mắc. Nên tập thói quen mỗi sáng uống 1 ly nước ấm có thể ngọt nhẹ, khi ngủ dậy rồi sau đó vào phòng vệ sinh. Không đọc sách hoặc xem điện thoại. Nếu không đi vệ sinh được sau 10 phút thì đi ra.
Nếu được, kê một ghế đẩu nhỏ để dễ đi cầu. Không nên sử dụng giấy vệ sinh khô và không nên chùi mạnh. Nên dùng giấy vệ sinh ướt mềm, không nên dùng loại có mùi thơm vì có thể mùi thơm hoặc chút cồn trong giấy có thể gây kích ứng vùng hậu môn.
Trĩ thường gây ngứa ngáy, bạn không nên gải sẽ dễ đưa đến nhiễm trùng, chỉ ngâm nước ấm và bôi thuốc.
7. Những thói quen nào góp phần vào sự hình thành trĩ?
Trả lời: Trĩ hình thành chủ yếu do tình trạng rối loạn thói quen đi vệ sinh chủ yếu là táo bón hoặc tiêu chảy.
Một số thói quen thường đưa đến tình trạng đó như dưới đây:
- Ăn không đủ chất xơ: đưa đến táo bón, bệnh nhân phải rặn nhiều khi đi cầu và hệ thống tinh mạch vùng hậu môn phình to và viêm nhiễm.
- Theo khuyến cáo WHO thì nên ăn vào khoảng 25-50 g chất xơ/ngày.
- Rặn nhiều/ luyện tập quá mức: như tập tạ.
- Ngối quá lâu trong phòng vệ sinh – Trĩ có khuynh hướng trở nặng khi gia tăng áp lực vùng chậu dưới, đè lên các tĩnh mạch.
- Ăn quá nhiều thực phẩm nhanh: do chúng chứa nhiều muối và yếu tố gây viêm.
- Ngồi một chỗ quá lâu: máu không lưu thông tốt sẽ dồn về tĩnh mạch hậu môn gây phình to và kích ứng.
- Không uống nước đủ: uống đầy đủ nước sẽ tạo điều kiện tiêu hóa tốt và dễ đi cầu. Nước một khi được cung cấp đầy đủ làm mềm phân. Khuyến nghị nên uống 8 ly /ngày.
8. Nứt kẽ hậu môn là gì?
Trả lời: Nứt kẽ hậu môn là một vết rách ở phần dưới trực tràng, nằm trong ống hậu môn. Nguyên nhân của chúng thường do chế độ ăn thiếu chất xơ, phân cứng và san chấn từ việc đi ngoài khó khă và rặn, gây đau rất nhiều, nhiều hơn là trĩ. Triệu chứng bao gồm đau dư dội vùng hậu môn khi đi cầu, đặc biệt tăng nhiều lên khi bị táo bón. Có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn.
Khoảng 80 % nứt hậu môn tự hết không cần điều trị phẫu thuật. Điều trị ban đầu bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ, dùng những thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận trường hỗ trợ cho việc đi ngoài. Có thể ngồi ngâm nước ấm. Nếu những bước khởi đầu này không hiệu quả, ta có thể sử dụng thuốc mỡ nitroglycerine hoặc gel Nifedipine. Đối với những trường hợp nặng hơn có thể dùng thêm botox giúp thư giãn cơ vòng hậu môn trong thời gian dài đủ để chỗ nứt lành đi. Có thể thực hiện một phẫu thuật cắt nhẹ cơ vòng làm cho chỗ nứt và nơi cắt lành đi cùng chung nhau.
9. Hỏi: Trĩ trong lúc mang thai thì điều trị như thế nào? Có phẩu thuật trĩ được không?
Trả lời: Việc chữa trĩ cho bà bầu nên dùng thuốc và đặt hậu môn là chính, không nên dùng các biện pháp phẫu thuật can thiệp nếu không có vấn đề cấp cứu. Nếu bệnh diễn tiến nặng, bắt buộc phải dùng các biện pháp đó thì phải chờ tới khi sinh xong, như trường hợp trĩ sưng quá to, gây đau nhiều và khiến bà bầu không thể đại tiện được thì mới cần phẫu thuật. Thường chờ 6 tháng sau
Hemopropin là kem bôi dạng mỡ rất hiệu quả và an toàn cho phụ nữ và cho con bú với thành phần hoàn toàn tự nhiên, chứa chất keo ong, Anthemis nobilis là chiết xuất hoa cúc, lanolin. Hemopropin chỉ tác dụng tại chỗ do đó cực kỳ an toàn. Cơ chế tác dụng là tạo màng bao phim tại niêm mạc làm cho phân không tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ, tránh cọ xát đau và chảy máu, đồng thời giúp phân đi qua trơn tru vùng hậu môn, bệnh nhân không phải rặn và giúp búi trị dần dần co rút lên khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý.
10. Hỏi Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Trả lời: Bệnh thường tiến triển âm thầm. Tuy khó chịu nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân thường ngại đi khám và sợ đau tuy nhiên thời đại hiện tại y khoa rất tiến bộ, có thể trao đổi thoải mái và nhờ BS khám điều trị.
Các phương pháp bây giờ khá là tốt, ít gây đau và mau trở về cuộc sống bình thường. Để càng lâu càng nhiều biến chứng đau đớn khổ sở, càng khó điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Đa số các bệnh ở giai đoạn đầu (loại I và II) có thể điều trị dễ dàng bằng phương pháp nội khoa ở nhà, với những loại thuốc bôi tác dụng tại chỗ, rất hiệu quả. Quan trọng nhất là phải thay đổi lối sống.
Kem điều trị trĩ có nhiều loại như kem chứa thuốc tê, làm giảm đau nhưng đơn thuần cỉ làm giảm đau lúc thời điểm đó mà thôi không điều trị các cơ chế gây bệnh; kem giảm viêm chứa hydrocortisone nhưng loại này không thể an toàn khi dung lâu ngày; kem chứa những yếu tố tăng tính bền thành mạch; đặc biệt kem Hemopropin với thành phần keo ong là chất đặc biệt từ ong, có tính sát khuẩn, giảm viêm, cộng thêm lanolin lấy từ cứu và chiết xuất Athema nobilis lấy từ hoa cúc La Mã có tính làm dịu êm da. Sự cộng hưởng của tất cả các thành phần tạo màng bao film giúp phân không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc trực tràng và búi trĩ, trành đau, chảy máu và làm niêm mạc hồi phụ cnhanh chóng.
Trĩ nội giai đoạn III và IV, tức là búi trĩ sa ra ngoài không tự co rút vào trong, cần lấy tay đẩy vào hoặc không thể đẩy vào trong thì nên vào viện thự chiện các thủ thuật thắt búi trị bằng băng cao su, tiêm xơ, đốt bằng quang đông hoặc phẫu thuật. Hiện tại các phương pháp này rất được cải tiến cao và không gây đau nhiều, không gây biến chứng nhiều.
Trĩ ngoại điều trị như thế nào? Nếu như búi trĩ ngoại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như đau đớn, khó chịu vướng vít hoặc mẫu da thừa làm mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, thì bạn có thể phẫu thuật cắt bỏ. Nếu không ảnh hưởng gì thì không cần thực hiện phẫu thuật.